Mục lục
Công nghệ in 3D là một trong những kết quả của sự biến động thị trường không ngừng cùng những điều không mong muốn đã xảy đến (dịch bệnh, thiên tai,…). Tất cả đều là nguyên nhân gây ra thiệt hại nặng nề làm gián đoạn chuỗi cung ứng, đòi hỏi các nhà sản xuất phải xoay chuyển liên tục để đảm bảo nguồn cung được linh động dựa trên từng giai đoạn. May mắn thay, công nghệ in 3D xuất hiện như một giải pháp để ứng phó ngay lập tức. Mặc dù in 3D đã trở nên phát triển hơn bao giờ hết nhưng vẫn được xem là một loại ứng dụng công nghệ mới, đặc biệt là đối với Việt Nam ta, một trong những nước đang phát triển.
Công nghệ in 3D hiện đang cực kỳ thịnh hành trong các lĩnh vực sản xuất hàng hóa trên thế giới. Những cải tiến liên tục được tạo ra nhằm tạo nên sự đa dạng của thị trường công nghệ in 3D. Hãy cùng DigiUni điểm mặt qua những công nghệ in 3D tiên tiến nhất hiện nay nhé.
Các công nghệ in 3D nổi tiếng
Công nghệ in 3D SLM (Selective Laser Melting)
SLM là công nghệ in 3D kim loại, sử dụng dạng bột titan, bột nhôm, bột đồng, bột thép,…
Công nghệ in 3D SML sử dụng tia Laser, tia UV có cường độ cao. Công nghệ SLM được sử dụng nhiều trong các ngành côn nghiệp như: hàng không – vũ trụ, y khoa chỉnh hình, năng lượng,… để chế tạo chi tiết có kết cấu phức tạp, mỏng, sử dụng trong các ứng dụng hạng nặng,…
Do giá thành công nghệ in 3D SLM khá là đắt đỏ nên nó chưa thực sự phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Thay vào đó, các nước sản xuất và sử dụng nhiều nhất có thể kể đến: Mỹ, Đức, Italy, Trung Quốc,…
Công nghệ in 3D DLP (Digital Light Processing)
Đây chính là pháy minh của Larry Hornbeck vào năm 1987, được ứng dụng trong máy chiếu phim, điện thoại và cuối cùng là choi in 3D. Công nghệ in 3D DLP là phương pháp xử lý ánh sáng kỹ thuật số trong việc cho vật liệu tiếp xúc với ánh sáng để tạo thành từng mảng rắn chắc, xếp chồng lên nhau để tạo ra sản phẩm.
DLP sản xuất ra các sản phẩm có độ chính xác cao, độ phân giải tốt, tiết kiệm nguyên liệu và thời gian từ tốc độ tạo mẫu. Công nghệ này được ứng dụng tốt nhất để in chi tiết có kích thước nhỏ nên được dùng phổ biến nhất trong lĩnh vực nha khoa và trang sức.
Công nghệ in 3D SLA (Stereolithography)
Công nghệ SLA sử dụng tia UV làm đông đặc những lớp in vật liệu nhựa lỏng với các lớp in có thể đạt mức 0.06mm. Công nghệ này thường được dùng để tạo các sản phẩm có yêu cầu khắt khe về độ chính xác, độ mịn bề mặt và tính thẩm mỹ cao trong các lĩnh vực như: y tế nha khoa, trang sức và mỹ nghệ.
Giúp người dùng kiểm tra nhanh các mẫu thiết kế, đảm bảo độ chính xác cao trước khi bước vào công đoạn sản xuất hàng loạt. SLA được ứng dụng nhiều trong các nhà máy gia công giày dép cho các thương hiệu nổi tiếng: Nike, Adidas để tạo mẫu nhanh đế giày thông qua việc in 3D khuôn giày.
Công nghệ in 3D FDM (Fused Deposition Modelling):
Công nghệ in FDM được sử dụng rộng rãi cho các máy in 3D với vật liệu dạng sợi nhựa. Nguyên lý hoạt động dựa trên việc nung dải nhựa được lắng động qua một máy đun nóng để tạo ra các lớp in theo dữ liệu từ hệ thống.
Công nghệ in 3D FDM có giá thành rẻ nên rất dễ dàng để sửa chữa, thay thế các chi tiết máy móc và được dùng để sản xuất những sản phẩm có khả năng chịu lực cao. Mặc dù FDM có tốc độ tạo hình in nhanh nhưng độ chính xác không cao và không yêu cầu cao về độ mịn bề mặt sản phẩm.
Công nghệ in 3D SLS (Selective Laser Sintering)
Công nghệ in 3D SLS được sử dụng cho cả tạo mẫu của các sản phẩm polymer chức năng và cho các hoạt động sản xuất nhỏ, vì nó mang lại sự tự do thiết kế rất cao, độ chính xác cao và tạo ra các bộ phận có tính chất cơ học tốt và nhất quán, không giống như FDM hay SLA. Tuy nhiên, các khả năng của công nghệ có thể được sử dụng tối đa, chỉ khi nhà thiết kế cân nhắc những lợi ích và hạn chế chính của nó. Và công nghệ SLS sử dụng tia laser công suất lớn và chi phí cao nên nó sẽ khá đắt đỏ với những yêu cầu sử dụng thông thường.