Mục lục
Tư duy phản biện khả năng phân tích thông tin, giải quyết vấn đề, sáng tạo, lập chiến lược hoặc trình bày ý tưởng của bạn với người khác theo cách dễ hiểu nhất. Trong đó có những ngành nghề cực hot và có tính cạnh tranh cao như luật sư, kỹ sư, kế toán, bác sĩ, phóng viên, nhà phân tích, nhà khoa học đòi hỏi kỹ năng phản biện cực kì chuyên sâu.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tư duy phản biện đã trở thành một trong những kỹ năng được săn đón nhiều nhất. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, tư duy phản biện và giải quyết vấn đề phức tạp là hai kỹ năng được yêu cầu hàng đầu có thể giúp bạn dễ dàng lọt vào mắt xanh của các nhà tuyển dụng hiện nay.
Vì vậy, ở bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày 6 kỹ năng phản biện mà trẻ nên phát triển từ nhỏ. Tìm hiểu thêm nhiều bài biết nhằm giúp con phát triển các kỹ năng của thế kỹ 21 tại đây
TƯ DUY PHẢN BIỆN LÀ GÌ?
Tư duy phản biện là tư duy phân tích, đánh giá thông tin về một vấn đề dưới nhiều góc nhìn khác nhau nhằm làm rõ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề đó; là suy nghĩ rằng đặt câu hỏi giả định để tìm kiếm chân lý, lập luận rõ ràng và nhất quán về một vấn đề nào đó; là sự khám phá các khía cạnh khác nhau của một vấn đề; là một tuyên bố để xác nhận đúng sai chứ không đơn thuần là sự tiếp nhận và duy trì thông tin một cách thụ động.
Tư duy phản biện cũng là việc tìm ra những cách giải thích mới hoặc tìm ra giải pháp mới cho vấn đề, phân tích các giả định và chất lượng của các phương pháp mới có ý nghĩa hơn về một giả thuyết nhất định, thay vì phản ánh với nghĩa tiêu cực.
Tư duy phản biện là một kỹ năng cho phép bạn đưa ra quyết định hợp lý và sáng suốt. Ví dụ, một đứa trẻ chưa phát triển các kỹ năng như vậy có thể tin rằng Cô tiên Răng để tiền dưới gối dựa trên những câu chuyện do cha mẹ kể lại. Tuy nhiên, người có tư duy phản biện sáng suốt sẽ nhanh chóng kết luận rằng sự tồn tại tiên răng rất khó xảy ra — ngay cả khi họ có vài đô la dưới gối của họ.
6 KỸ NĂNG PHẢN BIỆN TRẺ EM NÊN PHÁT TRIỂN TỪ NHỎ
1. NHẬN DẠNG
Bước đầu tiên trong quá trình tư duy phản biện là xác định vấn đề. Khi bạn đã có một bức tranh rõ ràng về tình hình hoặc các yếu tố có thể bị ảnh hưởng, bạn có thể bắt đầu đi sâu vào việc phân tích và tìm ra giải pháp tiềm năng cho vấn đề.
Cách giúp con cải thiện kỹ năng phản biện Nhận dạng: Khi đối mặt với bất kỳ tình huống hay vấn đề gì, hãy dừng lại để phân tích và tự đặt những câu hỏi sau:
-Trong vấn đề này, Ai đang giữ vai trò gì?
-Điều gì làm cho vấn đề này xảy ra?
-Kết quả cuối cùng của vấn đề này là gì? chúng có thể được thay đổi như thế nào?
2. NGHIÊN CỨU
Sau khi đã so sánh, phân tích và trả lời hết tất cả mọi câu hỏi của vấn đề thì nghiên cứu là bước tiếp theo. Khả năng nghiên cứu, đánh giá tình huống đòi hỏi người học phải biết xác định những dữ liệu, thông tin nào thực sự là quan trọng. Điều này bao gồm việc tìm hiểu các nghiên cứu khách quan, đặt câu hỏi để đảm bảo dữ liệu đó là chính xác.
Cách cải thiện kỹ năng phản biện Nghiên cứu: Tìm đọc các nguồn thông tin có uy tín. Người có kỹ năng phản biện tốt sẽ luôn luôn tự hỏi bản thân: “nguồn thông tin được lấy từ đây?” “Đã được xác thực chưa?”. Việc xác định nguồn gốc của thông tin cực kì quan trọng trong bước nghiên cứu vấn đề.
3. XÁC ĐỊNH VÀ LOẠI BỎ THÀNH KIẾN CỦA BẢN THÂN
Một trong những cách để phát triển kỹ năng phản biện là xác định thành kiến cá nhân về một vấn đề hay sự việc. Kỹ năng cực kỳ khó, vì ngay cả những người thông minh nhất cũng không thể nhận ra thành kiến của chính bản thân. Các thành kiến cá nhân sẽ làm cho các phán đoán bị sai và mang tính chủ quan. Những người có kỹ năng phản biện vững, sẽ gạt đi những thành kiến cá nhân nhằm mang lại đánh giá một cách khách quan nhất.
-Cách cải thiện: Khi đứng trước một vấn đề hay một sự việc, hãy đặt những câu hỏi sau:
-Điều này có lợi cho ai?
-Nguồn của thông tin này trình này là một chương trình thời sự hay chỉ nêu lên ý kiến các nhân?
-Thông tin này có đang sử dụng những ngôn ngữ nhằm xuyên tạc và làm lung lay nhận thức của khán giả về sự thật không?
4. SUY LUẬN
Khả năng suy luận và đưa ra kết luận dựa trên thông tin là một kỹ năng quan trọng giúp bạn phát triển tư duy phản biện. Suy luận là khả năng đưa ra kết luận về thông tin bạn có được. Quá trình này đòi hỏi bạn phải đưa ra những câu trả lời dựa trên dữ liệu thông tin hạn chế.
Cách cải thiện: Suy luận là khả năng phỏng đoán có chủ đích trước khi thu thập đủ hết thông tin và đi đến kết luận. Khi đối mặt với một vấn đề hoặc tình huống , trước tiên hãy thử đọc lướt để tìm ra những manh mối — như tiêu đề, hình ảnh và số liệu thống kê nổi bật — và sau đó tự hỏi bản thân xem, bạn nghĩ điều gì đang xảy ra.
5. XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ LIÊN QUAN
Một trong những kỹ năng quan trọng nhất của việc phát triển tư duy phản biện là xác định mức độ liên quan của thông tin. Một vấn đề bao gồm rất nhiều thông tin, hình ảnh dữ liệu. Bạn đầu, bạn cảm thấy hoảng khi tiếp nhận một lượng lớn các thông tin, tuy nhiên, hãy từ từ phân tích thông tin, dữ liệu quan trọng nhất, để xem xét và đánh giá.
Cách cải thiện: Cách tốt nhất để xác định mức độ liên quan là thiết lập mục tiêu rõ ràng. Bạn được giao nhiệm vụ tìm ra giải pháp? Hay chỉ xác định vấn đề? Trước khi bắt đầu phân tích và đưa ra kết luận, hãy xác định mục tiêu của mình là gì, và đó sẽ là kim chỉ nam giúp bạn tìm được thông tin thực sự phù hợp.
6. SỰ TÒ MÒ
Tò mò là một trong những đức tính quan trọng giúp phát triển kỹ năng phản biện. Sự tò mò, ham hiểu biết mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển tư duy phản biện của trẻ cả khi đi học và sau này khi trưởng thành. Tuy nhiên, tính tò mò không phải là một phẩm chất cố định như nhiều người vẫn nghĩ mà có thể được hướng dẫn, bồi dưỡng và phát triển.
Theo thống kê, những đứa trẻ có tính tò mò thường được đánh giá là người biết lắng nghe, giao tiếp tốt, và có tư duy phản biện mạnh. Trong các cuộc gặp gỡ xã hội, những đứa trẻ tò mò có xu hướng muốn chia sẻ những sở thích đa dạng. Vì vậy, trẻ em thường mang lại niềm vui và sự mới lạ vào các mối quan hệ giao tiếp giữa bạn bè với nhau.
Cách cải thiện: Cho phép con bạn hỏi và trả lời là một trong những cách giúp con rèn luyện tư duy phải biện. Cha mẹ cần cung cấp đủ thông tin hoặc đặt những câu hỏi phản biện, nhưng làm thế nào? Ví dụ, khi con bạn hỏi một câu hỏi, đừng vội trả lời mà hãy hỏi đáp lại.
Hỏi lại không chỉ thúc đẩy tư duy phản biện mà còn giúp trẻ tự tin hơn vì có thể trẻ đã có sẵn câu trả lời nhưng không dám tiết lộ. Bạn có thể hỏi con: “Con có ý kiến gì không?”, “Con nghĩ chuyện gì đang xảy ra?”. Ngoài ra, hãy tôn trọng câu trả lời của con dù đúng hay hay sau. Bằng cách này, bố mẹ đang khuyến khích con tiếp tục đặt những câu hỏi mở.
Tại DigiUni Junior, chúng tôi không chỉ tập trung vào những kiến thực chuyên môn liên quan đến lập trình mà còn dạy con cách tư duy và giao tiếp với mọi người xung quanh. Việc dạy kỹ năng tư duy và giao tiếp cho trẻ vô cùng quan trọng, nhất là ở giai đoạn còn nhỏ, con tiếp thu và học nhanh hơn. Điều này sẽ tạo nền tảng vững chắc để bé “ứng phó” những sự thay đổi trong tương lai và dễ dàng thành công hơn trong cuộc sống.
DigiUni Junior cung cấp nhiều khóa học trực tuyến về lập trình và thiết kế đa phương tiện & thiết kế 3D cho trẻ em từ5 -18 tuổi với trọng tâm là học tập dựa trên dự án thực tế. Thông qua giảng dạy kiến thức và thực hành các dự án thực tế, các em sẽ áp dụng được những gì đã học ngay, giúp cho việc học tại trường và cả cuộc sống hằng ngày.