Mục lục
Nhiều nghiên cứu đã đã liệt kê các kỹ năng quan trọng mà nhân viên cần có để thành công tại nơi làm việc. Kỹ năng giao tiếp đã đứng đầu danh sách. Kỹ năng giao tiếp là khả năng giao tiếp, trao đổi thông tin, lắng nghe, phản hồi, ứng xử,…
Giữa người nói và người nghe nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Giao tiếp không chỉ là nghe và nói mà còn là một nghệ thuật. Giao tiếp là kỹ năng cần thiết và đóng vai trò quan trọng đối với mỗi người. Vì vậy việc học kỹ năng giao tiếp đối với trẻ nhỏ thật sự cần thiết. Thông qua bài viết này, digiuni junior sẽ liệt kê 10 cách giúp con học kỹ năng giao tiếp tốt
Bố mẹ có thể tham khảo các vài viết về kỹ năng giao tiếp tại đây
1. HỌC CÁCH LẮNG NGHE.
Ai cũng muốn được người khác lắng nghe mình nói. Vì vậy, lắng nghe là một trong những cách học kỹ năng giao tiếp tốt nhất. Lắng nghe rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi người và đặc biệt là đối với trẻ em.
Lắng nghe sẽ giúp trẻ học hỏi thêm nhiều điều bổ ích. Đặc biệt, trẻ có kỹ năng lắng nghe tốt sẽ là cơ sở để hình thành kỹ năng kiểm soát cảm xúc của bản thân và rèn luyện khả năng tập trung trong mọi hoạt động cho trẻ.
2. TẠO MÔI TRƯỜNG GIAO TIẾP CHO CON
Để trẻ giao tiếp tốt, giáo viên và cha mẹ cần tạo ra một môi trường năng động, lành mạnh. Điều này có thể bắt đầu với việc người lớn dành nhiều thời gian hơn để nói chuyện với trẻ em. Trẻ được tiếp xúc với nhiều người, nhiều bạn. Trẻ học được nhiều bài học bổ ích, tham gia các hoạt động trò chơi hàng ngày, đố vui, …
Khi có môi trường giao tiếp, trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ, năng động, thích nói chuyện. Người lớn cần quan tâm nhiều hơn đến cảm xúc của trẻ. Nếu thấy trẻ có biểu hiện nhút nhát, ít nói, ngại giao tiếp thì bạn cần động viên trẻ. Ngoài ra, cần xếp trẻ vào nhóm trẻ mạnh dạn để học cách tự tin, năng động.
3. DẠY CON VỀ NGÔN NGỮ CƠ THỂ
Theo nghiên cứu, có đến 80% thông tin chúng ta thu được từ một cuộc trò chuyện không phải qua lời nói mà là từ cử chỉ và hành động. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ khả năng cung cấp thông tin đó, bởi vì hiểu ngôn ngữ cơ thể của người kia là một nghệ thuật. Vì vậy, việc dạy con nhận biết các biểu hiện của ngôn ngữ cơ thể từ sớm là vô cùng cần thiết.
4. DẠY CON SUY NGHĨ TRƯỚC KHI NÓI
Trẻ nhỏ thường hành động theo cảm xúc và thường dẫn việc không kiểm soát trong lời nói. Cho nên việc học kỹ năng giao tiếp thông qua lời nói rất quan trọng. Dạy con tự hỏi bản thân xem những gì con sắp nói có đúng không, nếu con không chắc mình đúng 100% thì nên dừng lại và suy nghĩ về nó. Nếu con nói điều gì đó về người khác, điều quan trọng là phải chính xác và trung thực.
5. DẠY CON TRẢ LỜI NGẮN GỌN, NHƯNG CỤ THỂ.
Đối với giao tiếp bằng văn bản và bằng lời nói, bố mẹ hãy hướng dẫn con trả lời ngắn gọn, súc tích và đủ thông tin cụ thể tránh dài dòng lan man.
6. VIẾT MỌI THỨ RA GIẤY.
Dạy con viết ghi chú là một trong những cách học kỹ năng giao tiếp hiệu quả nhất. Ghi chú là một kỹ năng giúp ghi lại những thông tin cần thiết để ghi nhớ. Đây là một kỹ năng tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có lợi rất nhiều trong học tập, công việc hay cuộc sống. Nó giúp chúng ta lưu lại những thông tin quan trọng như trong các cuộc họp hoặc cuộc họp mà chúng ta có thể quên nếu không ghi lại. Bố mẹ hãy tập cho con thói quen ghi chú lại mọi thông tin mỗi ngày.
7. CHO CON THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG THỂ CHẤT NGOÀI TRỜI
Hoạt động thể chất là tất cả các hoạt động liên quan đến chuyển động của cơ thể, bao gồm các hoạt động hàng ngày và vận động nhẹ để vận động mạnh. Đối với trẻ nhỏ, tập thể dục đơn giản như đi bộ, chạy và chơi rất cần thiết cho sự phát triển cũng như giúp con học kỹ năng giao tiếp hiệu quả.
Hãy thường xuyên cùng con tham gia các hoạt động thể chất nhẹ bao gồm đi bộ, chơi nhạc cụ, chơi cầu trượt, bập bênh… trong khi đó, chạy, nhảy, đạp xe, leo núi, bơi lội để cùng rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả
8. BỐ MẸ HÃY LÀ TẤM GƯƠNG CHO CON NÓI THEO
Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ là người như thế nào, đối nhân xử thế ra sao đối với con cái là điều vô cùng quan trọng. Hành vi của cha mẹ là biểu hiện trực tiếp nhất cho sự tin tưởng của trẻ. Vì điều khiến người khác tin tưởng thực sự đều được thể hiện qua hành vi.
Con cái sẽ không ngừng bắt chước những hành động của cha mẹ như ‘mưa dầm thấm lâu’, từ tính cách đến tác phong làm việc. Theo thời gian, những điều này sẽ tự động trở thành tính cách và thói quen của trẻ.
9. DẠY CON ĐỐI XỬ BÌNH ĐẲNG VỚI TẤT CẢ MỌI NGƯỜI.
Ngoài việc dạy con ngoan ngoãn, trở thành người tốt, nhiều bậc cha mẹ còn băn khoăn về cách nuôi dạy con cái biết tôn trọng và đối xử công bằng với mọi người xung quanh. Một đứa trẻ sẽ hình thành nhân cách và quan niệm sống dựa trên nền tảng gia đình và môi trường sống xung quanh chúng. Vì vậy, gia đình bạn có cả con gái và con trai, hãy tránh giao việc cho con dựa trên giới tính.
Trong hầu hết các gia đình Việt Nam, cha mẹ thường nhờ con gái giúp đỡ trong khi con trai họ được tự do không phải làm gì. Hãy loại bỏ ngay quan niệm này ngay , vì để tạo nền tảng cho bình đẳng cho trẻ từ nhỏ, bố mẹ phải bình đẳng trong việc phân chia các công việc hằng ngày.
10. Khuyến khích con duy trì thái độ tích cực
Những đứa trẻ lớn lên với tư duy tích cực sẽ luôn sẵn sàng vượt qua mọi thử thách, và tất nhiên, cuộc sống sẽ hạnh phúc hơn. Và một thái độ tích cực không phải là một tính cách, nó là một sự rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ.
Suy nghĩ tích cực là sức mạnh bên trong có thể giúp trẻ hạnh phúc và thành công hơn trong cuộc sống. Việc rèn luyện tư duy tích cực có ích rất nhiều trong việc giúp con học kỹ năng giao tiếp
Việc dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non là rất cần thiết và quan trọng. Digiuni junior mong rằng qua những bài viết này, các bậc phụ huynh cần tập trung giúp con học kỹ năng giao tiếp từ sớm. Nhờ đó, các em sẽ có hành trang vững chắc vào đời.
Tại DigiUni Junior, chúng tôi không chỉ tập trung vào những kiến thực chuyên môn liên quan đến lập trình mà còn dạy con cách phát triển kỹ năng giao tiếp. Điều này sẽ tạo nền tảng vững chắc để con “ứng phó” những sự thay đổi trong tương lai và dễ dàng thành công hơn trong cuộc sống.